9 quy trình gia công cơ khí bao gồm những gì?

Quy trình gia công cơ khí bao gồm những bước nào? Gia công cơ khí là quá trình sử dụng các kiến thức, máy móc công nghệ cao và các công cụ hỗ trợ để tạo ra những sản phẩm những chi tiết cơ khí cho nhiều ứng dụng khác nhau. Không giống như các quy trình sản xuất khác, quá trình gia công cơ khí khá phức tạp và có yêu cầu cao về mặt trình độ nhân viên cũng như máy móc hiện đại.
 

Gia công cơ khí là gì?

quy trình gia công cơ khí

 
Gia công cơ khí được hiểu là tạo ra một sản phẩm cơ khí như chi tiết máy, cụm động cơ, thiết bị… Và để tạo ra được những sản phẩm cơ khí này yêu cầu phải thiết kế ra chi tiết thành bản vẽ, lập trình và gia công trên máy cơ khí chuyên biệt.
 
Những công cụ chính hỗ trợ quá trình gia công này là máy phay, máy tiện, máy mài…chúng được kết hợp với nhau để gia công ra sản phẩm chính xác như yêu cầu của bản vẽ
 

Quy trình gia công cơ khí bao gồm những gì?

quy trình gia công cơ khí là gì

 
Quy trình gia công cơ khí sẽ phụ thuộc vào nhiều những yếu tố khác nhau, cũng như sản phẩm cần hoàn thiện là sản phẩm gì. Tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý anh chị khách hàng những quy trình gia công cơ khí cơ bản và cần phải có trong quá trình gia công các sản phẩm cơ khí nói chung như sau:
 

Quy trình 1: Bản vẽ thiết kế

 
Bản vẽ thiết kế chính là yêu cầu về sản phẩm gia công. Bản vẽ càng cụ thể, càng chi tiết thì bộ phận gia công sẽ dễ dàng hơn trong quá trình phân tích và nghiên cứu.
 
Bản vẽ thiết kế yêu cầu phải đáp ứng được các nhu cầu kỹ thuật đặc thù và phù hợp cũng như thân thiện với hệ thống máy móc hiện đại sẽ sử dụng trong quy trình gia công cơ khí tiếp theo.
 

Quy trình 2: Xác định loại hình sản xuất

 
Trong quy trình này sẽ cần xác định được loại hình sản xuất cần sử dụng là gì, và những loại hình sản xuất nào sẽ phù hợp nhất trong quy trình gia công cơ khí theo sản phẩm đã được thiết kế.
Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm cơ khí sẽ hoàn thành ở thời gian nào và chi phí cuối cùng là bao nhiêu.
 
– Sản xuất đơn lẻ: đây là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chúng chỉ phù hợp để gia công những chi tiết đơn giản và ít. Hiện tại thì mô hình sản xuất này không phù hợp để tạo ra nhiều chi tiết cùng một lúc.
 
– Sản xuất hàng loạt: Với sự phát triển không ngừng của ngành gia công cơ khí, thì đây là mô hình sản xuất để phù hợp đáp ứng nhiều tiêu chí sản xuất khác nhau. Mô hình này phù hợp để sản xuất và gia công các chi tiết phức tạp với số lượng lớn đến rất lớn. Chúng không những đảm bảo về tính kỹ thuật mà còn đảm bảo về tiến độ gia công.
 
quy trình gia công cơ khí VNPMA
 

Quy trình 3: Lựa chọn phôi

 
Quá trình chọn phôi có thể được chỉ định bởi bên khách hàng, hoặc bên đơn vị gia công sẽ dựa vào chi tiết sản phẩm để đưa ra lựa chọn phôi phù hợp nhất.
 
Kích thước của phôi sẽ phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm cần gia công. Nên đo và chọn kích thước phôi phù hợp để đảm bảo tiết kiệm chi phí cung như tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong quá trình gia công cơ khí.
 

Quy trình 4: Phương pháp tạo phôi

 
Phôi rất đa dạng,bên đơn vị gia công có thể lựa chọn các loại phôi ở dạng miếng, tấm, hoặc phôi đúc. Những vật liệu phôi liên quan như: thép, nhôm, inox, gang, đồng… là những vật liệu phổ biến nhất.
 

Quy trình 5: Xác định thứ tự gia công

 
Thứ tự gia công là thứ tự thiết lập và cài đặt quy trình gia công cơ khí. Nên sử dụng công cụ nào trước, công cụ nào sau để tối ưu được thời gian gia công. Cũng như đảm bảo được chi phí gia công tốt nhất và mang lại hiệu quả lợi nhuận tốt nhất.
 

Quy trình 6: Lựa chọn công cụ hỗ trợ

 
Những công cụ hỗ trợ thường là công cụ đồ gá liên quan, như đồ gá kẹp chặt, đồ gá phay, đồ gá tiện, đồ gá kiểm tra…
 

Quy trình 7: Cài đặt máy

 
Sau khi đã xác định được phôi gia công và các công cụ sẽ tiến đến bước cài đặt máy để bắt đầu gia công sản phẩm.
 
gia công cơ khí có quy trình gì
 

Quy trình 8: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

 
Kiểm tra về ngoại hình sản phẩm, kiểm tra bề mặt và đánh giá chất lượng bề mặt sản phẩm. Sử dụng các công cụ đo cơ khí để đo các kích thước gia công.
 

Quy trình 9: Bàn giao sản phẩm

 
Sau khi sản phẩm kiểm tra và đúng như với bản thiết kế thì bên gia công sẽ bàn giao sản phẩm cho khách hàng và ký biên bản giao nhận cũng như biên bản nghiệm thu sản phẩm có chữ ký của hai bên.
 
Hy vọng những thông tin mà VNPMA vừa chia sẻ về “Quy trình gia công cơ khí” sẽ hữu ích với quý anh chị khách hàng. Để liên hệ đặt gia công các sản phẩm cơ khí chính xác, nhanh chóng với giá thành cạnh tranh quý anh chị vui lòng liên hệ Hotline: 0977.801.884.