Công nghiệp hỗ trợ là gì? Ngành công nghiệp hỗ trợ hay còn gọi là ngành công nghiệp phụ trợ và chúng có tầm quan trọng tại Việt Nam. Vậy khái niệm của ngành này là gì? Và tại sao chúng lại quan trọng và được chính phủ Việt Nam quan tâm hàng dầu đến vậy. Quý anh chị khách hàng hãy xem những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Khái niệm ngành công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ là dự án của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ có đủ năng lực để sản xuất ra các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ cuối cùng để phục vụ nhu cầu sử dụng cuối cùng.
Những sản phẩm, dịch vụ mà ngành công nghiệp phụ trợ tạo ra có thể được sử dụng ở trong nước hoặc vươn xa hơn là xuất khẩu đi nước ngoài.
Các doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp phụ trợ phải chứng minh được năng lực thực sự của mình bằng cách có chiến lược sản xuất và kinh doanh rõ ràng, có tầm nhìn về xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phải đầu từ về máy móc, trang thiết bị sản xuất cũng như nguồn nhân lực được đào tạo.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Để thu hút thêm nguồn vốn FDI nước ngoài vào Việt Nam cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nhiều hơn thì chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách và tập trung vào một số những ngành nghề như: Ngành công nghiệp điện tử, ngành kỹ thuật cơ khí, ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp công nghệ cao.
Ngành công nghiệp điện tử
Đối với ngành công nghiệp điện tử thì Samsung vẫn là đơn vị đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp này đã đầu tư vào nước ta là 17.5 tỷ đô la (USD). Và nó chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử. Đặc biệt nhất vẫn là điện thoại, máy tính bảng và các linh kiện điện tử có liên quan.
Các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam đang áp dụng tự động hóa với các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù nguồn lao động của nước ta khá dồi dào, tuy nhiên đều là lao động phổ thông không được đào tạo bài bản. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất.
Ngành kỹ thuật cơ khí
Ngảnh kỹ thuật cơ khí chế tạo tại Việt Nam cũng là ngành công nghiệp hỗ trợ đang được nhà nước rất quan tâm. Đối với ngành cơ khí chế tạo thì những sản phẩm liên quan đến đồ gá, băng tải, gia công tiện, gia công phay, máy đóng gói…là những sản phẩm mà ngành cơ khí tại Việt Nam đang đủ năng lực sản xuất.
Tuy nhiên năng lực của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tại Việt Nam vẫn còn đang rất hạn chế, các sản phẩm cơ khí mà các doanh nghiệp đang sản xuất mới chỉ đáp ứng được một phần ba nhu cầu trong nước.
Ngành cơ khí chế tạo có mối liên kết chặt chẽ với các ngành sản xuất ô tô, xe máy… tuy nhiên mỗi liên kết này vẫn chưa được ổn định do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cơ khí chưa được cao.
Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô
Khác so với một số ngành nghề phụ trợ khác, ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam đang có chiều hướng phát triển khá cao. Do tầng lớp trung lưu của nước ta đang dần phát triển đông lên và nâng cấp, nhu cầu sở hữu một chiếc ô tô là vô cùng cao. Ngoài nhu cầu sử dụng ô tô lắp ráp trong nước thì nhu cầu sử dụng ô tô nhập khẩu của các quốc gia láng giềng như Thái Lan và ô tô cũng đang khá cao.
Mặc dù nhu cầu của người sở hữu ô tô khá cao nhưng mức độ lắp ráp tại nước ta vẫn chưa được cao, do giữa chuyên môn hóa và sản xuất chưa được đồng nhất.
Nguyên nhân chính vẫn là do trình độ công nghệ kỹ thuật đối với ngành ô tô còn hạn chế, các trường lớp đào tạo của Việt Nam chưa bài bản và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra do linh kiện ô tô sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng cao hơn nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực.
Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao
Dự án công nghệ cao sản xuất các linh kiện như chip máy tính, chip điện thoại… và sản xuất điện thoại di động thông minh tại Việt Nam được các doanh nghiệp lớn sản xuất như: Samsung, LG, Itel….
Mục tiêu của Việt Nam là làm chủ một số những công nghệ cao để tạo ra một hệ sinh thái doanh nghiệp đa dạng và đẩy mạnh giá trị hàng hóa để có thể xuất khẩu các hàng công nghệ cao.
Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đang được đầu tư và có những chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Đây cũng là những dấu hiệu khởi sắc để Việt Nam có thể tự chủ được nguồn nhiên liệu đầu vào. Tuy nhiên để nâng cao và thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực sản xuất nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa.