Hệ thống băng tải vô cùng quan trọng và hầu như được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất hiện nay. Ứng dụng băng tải trong dây chuyền sản xuất, phân loại và đóng gói mang đến nhiều những lợi ích vô cùng to lớn.
Tuy nhiên đi kèm với nhiều những ưu điểm thì cũng sẽ có những nhược điểm đi kèm. Vậy ưu nhược điểm của băng tải là gì? Hãy cùng phân tích cùng với công ty VNPMA ngay ở bài viết dưới đây.
Hệ thống băng tải
Các loại băng tải hiện nay có: Băng tải con lăn inox, băng tải con lăn nhựa, băng tải PVC xanh lá, băng tải lên công, băng tải trong ngành chế biến thực phẩm….
Mỗi một loại băng tải sẽ được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Hoặc chúng có thể được kết nối với nhau để có một dây chuyền sản xuất hoàn thiện cho doanh nghiệp.
Và do có nhiều loại băng tải khác nhau vậy nên ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại băng tải cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên ưu điểm của hệ thống băng tải vẫn sẽ vượt trội hơn so với nhược điểm.
Tuy nhiên việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của một sản phẩm băng tải nào đó cũng giúp cho các doanh nghiệp tránh được những trường hợp hy hữu xảy ra trong quá trình băng tải hoạt động.
Ưu nhược điểm của băng tải đai
Băng tải đai là băng tải với mặt băng chuyền làm bằng các đai với nhiều chất liệu khác nhau. Đai băng tải có thể làm bằng chất liệu nhựa PVC, cao su…và chúng cũng có những ứng dụng chung hoặc riêng biệt khác nhau.
Ưu điểm của băng tải đai:
– Giá thành rẻ: So với nhiều loại băng tải khác có trên thị trường thì giá thành băng tải đai là rẻ nhất. Do chúng có cấu trúc tương đối đơn giản. Chất liệu của dây đai băng tải cũng phổ biến và giá rẻ.
– Dễ sử dụng: Ngoài cấu trúc đơn giản thì băng tải đai dễ lắp đặt và sử dụng. Chúng có thể có động cơ hoặc không có động cơ.
– Có thể thay đổi nhiều góc nghiêng: Băng tải đai có thể thay đổi nhiều góc nghiêng khác nhau. Chúng có thể nghiêng theo nhiều góc khác nhau để di chuyển hàng hóa từ thấp lên cao. Hoặc di chuyển hàng từ trên cao xuống kho hàng nhanh nhất và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Nhược điểm của băng tải đai:
– Tính năng hạn chế: Tính năng của những chiếc băng tải đai khá hạn chế. Và đối với nhiều ngành công nghiệp thì băng tải đai không có nhiều ứng dụng và doanh nghiệp chỉ tận dụng băng tải đai để vận chuyển những mặt hàng đơn giản.
– Khó làm sạch: Bề mặt băng tải khá khó để làm sạch nếu không may bị dính bẩn hoặc dính hóa chất. Ngoài ra nếu không may vật liệu kết dính quá lớn trên băng tải còn khiến cho cả hệ thống gặp trục trặc và con lăn khó có thể cuộn đai băng tải di chuyển tiếp.
Ưu nhược điểm của băng tải con lăn
Băng tải con lăn được làm bằng các con lăn có kích thước khác nhau nhưng chúng đồng đều trong cùng một hệ thống băng tải. Con lăn băng tải được làm bằng chất liệu: thép không gỉ, thép hợp kim và nhựa.
Chất liệu của con lăn ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của hệ thống băng tải. Và vì thế tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm băng tải con lăn phù hợp nhất.
Ưu điểm của băng tải con lăn:
– Băng tải có thể sử dụng trọng lực để di chuyển hàng hóa theo nhiều góc nghiêng khác nhau mà không cần hỗ trợ đến hệ thống điện.
– Thân thiện với môi trường: Chất liệu của hệ thống băng tải an toàn và thân thiện với môi trường.
– Đa dạng thiết kế: Chúng có thiết kế đa dạng và có thể hoạt động mà không cần đến điện hoặc cần điện để hoạt động. Chúng có thể truyền động nghiêng, truyền động phẳng…và dù hoạt động theo nhiều góc khác nhau nhưng vẫn hoạt động trơn tru và ổn định nhất.
– Băng tải con lăn có trợ lực thường kiểm soát được tốc độ di chuyển tốt. Và từ đó cũng giảm nguy cơ ùn tắc hàng hóa trên hệ thống băng tải cũng như hư hỏng hàng hóa.
– Hệ thống cảm ứng nhạy bén, giúp phát hiện xem trên băng tải có đủ lượng hàng hóa để băng tải có thể hoạt động hay không. Từ đó cũng giúp tiết kiệm được nhiên liệu cho doanh nghiệp.
– Bảo trì thấp: Hầu như các sản phẩm băng tải con lăn có sử dụng điện đều hoạt động vô cùng ổn định. Rất ít khi cần phải bảo trì hay hỏng hóc.
Nhược điểm của băng tải con lăn:
– Băng tải con lăn sử dụng trọng lực dễ bị hư hỏng và mắc kẹt. Ngoài ra chúng cũng dễ làm hư hỏng hàng hóa nếu như để ở góc truyền động quá cao.
– Chỉ truyền động được những hàng hóa có trọng lượng không quá lớn và kích thước không quá cồng kềnh.
– Băng tải sử dụng trọng lực thường không kiểm soát được tốc độ và dễ gây ùn tắc hàng hóa trên hệ thống băng tải.
– Băng tải có giá thành khá cao.
Trên đây là hai hệ thống băng tải tiêu biểu và những ưu nhược điểm của các sản phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý anh chị khách hàng. Mặc dù có một số những nhược điểm những ưu điểm của các sản phẩm vẫn luôn chiếm ưu thế.
Vì vậy quý khách hàng muốn mua những sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ, hoạt động ổn định hãy liên hệ đến với VNPMA. Chúng tôi chuyên thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống băng tải các loại đảm bảo nhất đến quý anh chị khách hàng. Liên hệ đến Hotline: 0977.801.884 để được tư vấn các sản phẩm băng tải phù hợp nhất.