Cấu tạo băng tải sẽ tùy thuộc vào băng tải đó thuộc loại nào, và từ cấu tạo của sản phẩm mà sẽ có nguyên lý hoạt động băng tải khác nhau. Theo phương thức kéo băng tải khác nhau thì sản phẩm được chia thành loại truyền động con lăn và loại kéo băng. Chúng là những sản phẩm được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ.
Băng tải khi chia thành hai loại sản phẩm thì chế độ truyền hàng hóa và điều hướng dòng truyền sẽ khác nhau. Chúng có thể được thành loại truyền động nhẹ và thông thường hoặc truyền động mạnh ở nhiều cường độ khác nhau của hệ thống băng tải. Tùy thuộc vào chức năng băng tải đang truyền hàng gì, truyền hàng có trọng lượng nặng hay nhẹ, kích thước nhỏ hay cồng kềnh….
Băng tải có thể truyền động nghiêng hoặc truyền động ngang, đối với những sản phẩm băng tải lên công thường sẽ có thiết kế nghiêng để chuyển hàng hóa lên hoặc xuống xe công. Còn vận chuyển ngang thì khá phổ biến và được áp dụng trong đa ngành nhiều ngành nghề khác nhau.
Cấu tạo băng tải
Băng tải bao gồm một thiết bị truyền động, thiết bị căng, khung giữa của băng tải, con lăn hoặc dây băng tải. Băng tải được sử dụng làm bộ phận kéo và chịu tải, nhằm liên tục vận chuyển vật liệu và hàng hóa.
Ròng rọc với chức năng làm cho băng chuyền chuyển động quay gọi là puli truyền động. Và một puli còn lại với chức năng làm thay đổi hướng chuyển động của băng chuyển và được gọi là puli đảo chiều.
Ròng rọc truyền động được điều khiển bởi động cơ và thông qua bộ giảm tốc, băng tải được kéo bởi ma sát giữa ròng rọc truyền động và băng tải. Ròng rọc được xem là bộ phận vô cùng quan trọng của cấu tạo băng tải.
Các ròng rọng truyền động thường được lắp đặt ở phía đầu xả để tăng sức mạnh của lực kéo và giúp quá trình kéo diễn ra dễ hơn. Hàng hóa được đưa vào phần nạp và di chuyển trên băng tải quay, sau đó dựa vào ma sát của băng tải để đưa hàng hóa về phần đầu xả.
Hệ thống băng tải với ưu điểm là có cấu trúc nhỏ gọn, thiết kế đơn giản tuy nhiên hiệu suất làm việc lại tin cậy và nhanh chóng. Chúng có khả năng di chuyển được một số lượng lớn hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối nhanh, mang đến hiệu quả công việc cao nhất. Ngoài ra băng tải cũng vẫn hành tương đối dễ dàng và êm ái.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải
Cấu tạo băng tải với từng bộ phận sẽ có những nguyên lý làm việc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên khi chúng kết hợp với nhau sẽ thành hệ thống vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất.
Băng tải
Đây là bộ phận chính với chức năng kéo và vận chuyển hàng hóa vật liệu. Chúng bắt buộc phải được làm từ chất liệu tốt nhất, có độ bền cao cũng như phải có khả năng chịu tải.
Bởi vật liệu hàng hóa có thể có thể có nhiều loại khác nhau cũng như có trọng lượng khác nhau. Có những mặt hàng liên quan đến hóa chất, sản phẩm nặng cần đến những chất liệu băng tải có khả năng chịu được tính mòn của axit….
Thiết bị truyền động
Thiết bị truyền động có thể bao gồm một động cơ và truyền động nhiều động cơ. Đồng thời thiết bị truyền động cũng có truyền động một con lăn và truyền động hai con lăn.
Tùy thuộc vào băng chuyền có công suất thấp hay công suất cao mà sử dụng bộ truyền động trống đơn hoặc bộ truyền động trống đôi. Thiết bị truyền động được lắp đặt ở đầu dỡ của băng tải. Khi truyền động hai con lăn cần được kết nối với một cặp bánh răng vừa với đường kính con lăn.
Thiết bị truyền động bao gồm các bộ phận như động cơ điện, các khớp nối thủy lực, phanh, bộ giảm tốc, tang trống truyền động và khớp nối.
+ Động cơ: Sử dụng động cơ xoay chiều với mức điện áp thường được s88ửu dụng là 660V/1140V. Tùy thuộc vào việc băng tải vận chuyển hàng hóa nhẹ hoặc nặng mà sẽ có mức điện áp sử dụng động cơ tương ứng nhất.
+ Khớp nối: Khớp nối sử dụng trong cấu tạo băng tải là khớp nối thủy lực và khớp nối chốt.
+ Bộ giảm tốc: Băng tải thường sử dụng bộ giảm tốc bánh răng tiêu chuẩn để đạt được tỷ số truyền nhất định cũng như giảm tốc độ của trống truyền động.
+ Tang trống truyền động: Dẫn động con lăn ròng rọc là cấu tạo băng tải chính để truyền lực. Con lăn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như ống thép hàn, ống thép đúc, con lăn nhựa, con lăn cao su…tùy thuộc vào sự đặt hàng của quý khách hàng.
+ Phanh: Đây là một bộ phận để bảo vệ an toàn. Nhiệm vụ của thiết bị này là ngăn băng tải trượt xuống khi băng tải dừng hoặc tốc độ giảm đột ngột.
Giá đỡ
Giá đỡ còn được gọi là khung băng tải, chúng có tác dụng nâng đỡ con lăn, phễu, máng dẫn hướng và các bộ phận được lắp đặt trên nó như: khung đầu, khung giữa và khung cuối.
Thiết bị căng
Thiết bị căng sẽ bao gồm các loại: trục vít, loại đứng, loại tời kéo và căng thủy lực…chúng có chức năng là đảm bảo băng chuyền và con lăn truyền động không bị trượt. Đối với băng tải PVC thì hạn chế độ võng của băng tải. Đặc biệt là phần băng tải giữa, thiết bị căng giúp cho hàng hóa không bị võng và đọng lại ở khu vực băng tải giữa.
Thiết bị vệ sinh
Là những hóa chất để làm sạch những vết bẩn bám trên bề mặt con lăn băng tải hoặc băng tải nhựa PVC. Bộ làm sạch của băng tải được thiết kế và lắp đặt tại trống dỡ hàng để làm sạch băng tải.
Máy làm sạch được lắp đặt ở trên bề mặt không hoạt động của băng tải và ở phía trước trống đuôi và chuyển hướng để làm sạch vật liệu trên bề mặt không hoạt động của băng truyền.
Thiết bị bảo vệ an toàn
Thiết bị bảo vệ an toàn là thiết bị giám sát và báo động khi trong quá trình vận hành có xảy ra lỗi. Thông thường thiết bị sẽ báo lại khi băng tải bị lệch và trượt băng tải….
Trên đây là 6 bộ phận chính của cấu tạo băng tải cũng như nguyên lý làm việc của băng tải. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi cùng giúp quý khách hàng hiểu hơn về quy trình làm việc của sản phẩm. Để đặt mua các sản phẩm băng tải phù hợp với ngành nghề sản xuất quý anh chị hãy liên hệ đến Công ty TNHH Cơ Khí Chính Xác và Tự Động Hóa Việt Nam VNPMA. Hotline: 0977.801.884.