Dây chuyền sản xuất mì ăn liền tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm nhiều nhân công và chi phí vận hành. Đồng thời, nâng cao chất lượng của sản phẩm và thành tích kinh doanh. Vậy, thông số kỹ thuật của dây chuyền sản xuất mì ăn liền là gì? Các thiết bị trong dây chuyền và ưu điểm như thế nào? Hãy tìm hiểu những thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thông số kỹ thuật của dây chuyền sản xuất mì ăn liền
– Sản lượng sản xuất trung bình: 11000 gói/8h
– Định lượng sản phẩm: 70g/1 gói
– Công suất thiết kế: 170KW
– Công suất thực tế đạt được: 140KW
– Nguồn điện thích hợp: 380V 50Hz
– Diện tích bố trí thiết bị (DxRxC): 27×1.1x2m (theo đường thẳng)
– Tổng trọng lượng của dây chuyền: 3850kg
– Chất liệu của thiết bị: Bộ phận tiếp xúc nguyên liệu và vỏ máy chủ yếu bằng INOX 201
Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền có rất nhiều các loại thiết bị khác nhau. Trong đó phải kể đến như:
Thiết bị nhào trộn bột
Thiết bị nhào trộn bột bao gồm những bộ phận như: Máy trộn, bồn định lượng, băng tải, cặp trục cán, bồn đựng soup trộn, hệ thống cán…
Năng suất của thiết bị có thể đạt tới 250kg – 300kg bột trong cối.
Thiết bị nhào trộn bột hoạt động theo nguyên tắc gián đoạn. Khi các công nhân đưa bột mì vào bên trong thiết bị, thiết bị sẽ được bật lên. Các thanh truyền quay ngược chiều với nhau giúp cho bột khô được đánh tơi trong bồn chứa bột. Sau đó, nước soup sẽ được rắc lên hỗn hợp khi quá trình trộn bột vẫn tiếp diễn.
Khi quá trình này kết thúc, bột được tạo thành sẽ có màu sắc, thành phần đúng với yêu cầu và được chuyển sang bồn chứa.
Thiết bị cán bột
Thiết bị cán bột bao gồm các bộ phận như: Động cơ mát, bộ phận cào bột, hệ thống tải xích, băng tải và cặp cán theo yêu cầu của đơn vị sản xuất.
Bột từ thùng chứa sẽ được đưa tới băng tải đến thiết bị cán bột. Tại đây, bột được đánh tơi và chuyển đến phễu. Một thanh gạt sẽ có tác dụng đưa bột tới hai cặp trục cán.
Hai cán đầu tiên đảm nhiệm chức năng cán bột thành 2 tấm riêng biệt. Sau đó, chúng được đưa tới cặp trục thứ 3 để ép thành bột mịn.
Hệ thống hấp bột
Hệ thống hấp bột có buồng hấp tới thiết kế hình chữ nhật và được đặt hơi nghiêng so với mặt sàn. Điều này giúp tăng khả năng thoát nước của mì ăn liền.
Buồng hấp bột có cánh cửa dễ dàng mở ra nên cực kỳ thuận tiện cho công tác vệ sinh. Phần nắp được gắn cao su để đảm bảo độ kín tuyệt đối.
Buồng có thiết kế 3 tầng với hệ thống băng tải chạy liên tục. Mỗi tầng có các ống kim loại dẫn hơi và phía bên trên có nhiều lỗ hơi theo hình ziczac.
Trên lò hấp, hơi nước bão hòa sẽ dẫn hơi đi vào bên trong buồng bằng ống phun hơi. Sau đó, hơi nước phun lên thành và đáy của hệ thống hấp. Bột sẽ được hấp trên ba tầng của buồng.
Dao cắt định lượng
Dao cắt định lượng gồm 2 trục chính: Một trục được sử dụng với mục đích gắn dao và thực hiện nhiệm vụ cắt. Trục còn lại dùng làm tấm kê giúp cho quá trình cắt trở nên dễ dàng hơn.
Những bộ phận của dao cắt định lượng đều được làm từ inox chống gỉ hiệu quả. Từ đó, nâng cao độ bền và dây chuyền và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hai trục của dao vận hành theo chiều quay ngược lại với nhau. Với chu kỳ đã được cài đặt sẵn, dao sẽ tấn vào trục để cắt thành từng vắt mì nhỏ đều nhau với trọng lượng đã quy định sẵn.
Thiết bị chiên mì
Dầu được bơm vào bên trong bồn chứa và hệ thống sẽ nâng nhiệt độ lên. Khi dầu đã đạt mức cần thiết sẽ được đưa vào buồng chiên.
Quá trình chiên sẽ giúp các sợi mì loại bỏ được nước bên trong. Dầu thấm sâu vào bên trong sợi mì nhưng ngập không quá sâu nên việc thoát hơi nước được diễn ra tốt hơn.
Những vắt mì sẽ được đưa vào quá trình chiên. Khi chiên xong sẽ nhanh chóng bị đẩy tới bộ phận trao đổi nhiệt.
Thiết bị làm khô sợi mì
Bên trong thiết bị làm khô sợi mì sẽ được trang bị rất nhiều các quạt, lắp đặt thành 2 hàng. Chúng có chức năng thổi khí lên những sợi mì giúp chúng nhanh nguội và loại bỏ lượng dầu.
Bộ phận điều khiển máy
Bộ phận điều khiển dây chuyền sản xuất mì ăn liền bao gồm các bộ phận sau:
– Nút nguồn giúp bật và tắt máy.
– Nút bật và tắt của bộ phận dao cắt sợi mì trên băng chuyền.
– Nút điều chỉnh tốc độ của dao cắt từng vắt mì.
– Nút điều khiển tốc độ của băng tải…
Ưu điểm của dây chuyền sản xuất mì ăn liền
– Hệ thống dây chuyền sản xuất mì ăn liền có tính đồng bộ cao. Vì vậy, giúp nâng cao năng suất sản xuất mì ăn liền.
– Dây chuyền đi kèm với những thiết bị đóng gói kèm theo. Nhờ đó, khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.
– Chi phí đầu tư ban đầu không cao. Chi phí vận hành thấp. Nhờ đó, giúp các đơn vị sản xuất tối ưu tài chính khi sản xuất.
– Chất liệu để sản xuất các bộ phận trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền có độ an toàn cao, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
– Thiết bị có khả năng tùy chỉnh linh hoạt, có thể đóng gói đa dạng kích thước.
– Đóng gói đa dạng nguyên liệu. Không chỉ sản xuất mì ăn liền mà còn cả phở, miến, bánh đa cua, mỳ chũ…
– Dễ dàng điều chỉnh độ dày của tấm nhào bột.
– Quy trình tự động, vận hành dễ dàng, tiết kiệm chi phí nhân công lao động.
Trên đây là những thông tin giới thiệu về dây chuyền sản xuất mì ăn liền của VNPMA. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này. Nếu các nhà đầu tư đang có ý định mua, ứng dụng dây chuyền sản xuất mì ăn liền, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ các thông tin cần thiết nhất.