Đồ gá phay là gì? Quy trình gia công đồ gá phay

Đồ gá phay là một trong những loại đồ gà và chúng đặc biệt quan trọng trong ngành cơ khí chính xác hiện nay. Đồ gá được hiểu là thiết bị cơ khí giúp định vụ, đỡ và kẹp phôi. Chúng giúp cho các phôi được giữ chặt, hỗ trợ quá trình gia công được nhanh và chính xác hơn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, độ chính xác cao hơn.
 

Đồ gá phay là gì?

đồ gá phay là gì

 
Đồ gá sử dụng để thực hiện các nguyên tắc phay khác nhau thì được gọi là đồ gá phay. Đồ gá phay được định vị và bắt vít chính xác trên bàn gia công bằng cách sử dụng dụng bulong và đai ốc kết nối chặt với nhau.
 
Máy cắt không được hướng dẫn trong quá trình cắt, hệ thống định vị và kẹp chặt phôi tương tự như đồ gá khoan. Lực cắt và phay bề mặt chi tiết trong đồ gá phay rất nhanh vì thế cần nâng cao khả năng kẹp chặt phôi giúp quá trình gia công diễn ra không bị sai sót.
 

Các loại đồ gá phay

 
Có 3 cách để phân loại đồ gá phay khác nhau như: dựa trên nguyên công, cơ sở kỹ thuật hoặc lực kẹp. 
 
– Dựa trên nguyên công: Đồ gá phay được chia thành các loại như phay bề mặt, phay rãnh, phay trơn, phay cạnh, phay khuôn và phay gang…
 
– Trên cơ sở kỹ thuật: Gia công phay có đồ gá phay trơn, phay chỉ số hoặc phay dây (cắt dây)…
 
– Dựa vào lực kẹp hoặc phương pháp kẹp: Gia công phay thep kẹp cơ khí, kẹp khí nén, kẹp thủy lực kẹp tự động hoặc kẹp hàm…
 

Các thành phần công cụ chính của đồ gá phay

Đồ gá phay VNPMA

 
Có 4 thành phần chính của thiết bị có định gia công phay là:
 
– Khung để giảm thiểu độ rung cũng như tiếng ồn.
 
– Hàm kẹp hoặc dụng cụ kẹp chặt để tạo độ chắc chắn cho phôi trong quá trình gia công phôi.
 
– Bulong và ốc vít, để kẹp đồ gá vào bàn phay gia công.
 
– Khối cài đặt để xác định và định vị chính xác dao phay so với phôi.
 
Thiết kế đồ gá phay liên quan đến những lực gây ra tác động lên quá trình phay như độ rung, tiếng kêu khi dao phay vào phôi. 
 

Yêu cầu quan trọng trong gia công đồ gá phay

đồ gá phay

 
Trong quá trình gia công phay thì sẽ có 2 yêu cầu quan trọng là: Yêu cầu về dung sai và yêu cầu đối với bộ phận phay gia công.
 

Yêu cầu về dung sai

 
– Dung sai về hình sạng phôi không được để trống cần phải đáp ứng yêu cầu GB1184-80.
 
– Độ lệch cho phép tối thiểu về dung sai chiều dài là ±0,5 mm.
 
– Vùng dung sai đúc không đánh dấu đối xứng với hình dạng kích thước cơ bản của phôi thô.
 

Yêu cầu đối với bộ phần phay gia công

 
– Các bộ phận liên quan đến quá trình phay phải được kiểm tra kỹ đúng theo quy trình và chúng được chuyển qua quy trình gia công tiếp theo nếu như kiểm tra quy trình trước đã đạt yêu cầu.
 
– Các bộ phận phay gia công và phôi không được có gờ.
 
– Các bộ phận đã hoàn thiện thì không được đặt trên mặt đất mà phải sử dụng những giá đỡ thao tác liên quan đến cơ khí để đặt phôi như giá đỡ phôi gia công.
 
– Sản phẩm phôi gia công đảm bảo không gỉ rỗ, cong vênh, trầy xước khiến ảnh hướng đến hiệu suất và hình thức trên các bề mặt đã xử lý.
 
– Bề mặt sau khi phay không bị xước, cạnh không ba via 
 

Quy trình gia công đồ gá phay

gia công đồ gá phay

 
Trong gia công đồ gá phay thì việc điều khiển máy phay trước đó được thực hiện thủ công, tuy nhiên khi kết hợp với CNC thì điều khiển máy phay được thực hiện hoàn toàn tự động. Sản phẩm cuối cùng khi gia công phay kết hợp với CNC được đẹp hơn về bề mặt, dung sai về phôi gia công là tối thiểu và trong mức cho phép. Tuy nhiên với việc kết hợp gia công phay và CNC quy trình gia công sản phẩm trở nên chính xác. 
 
Dưới đây là 4 bước tuần tự trong gia công phay:
 
– Thiết kế mô hình 3D.
– Chuyển đổi bản vẽ thành mã máy.
– Thiết lập cài đặt máy phay.
– Bước vào phay thực tế.
 

Thiết kế mô hình 3D

 
Bước đầu tiên trong quá trình phay gia công là thiết kế mô hình 3D trên Autocad của chi thiết phay. Kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện những bước thiết kế trên các chương trình CAD để phục vụ quy trình phay. Những tính năng là một phần của sản phẩm cuối cùng cần được chỉ định trong thiết kế. Và sẽ có những quy tắc bất biến mà các kỹ sư cần tuân thủ trong thiết kế mô hình 3D.
 

Chuyển đổi bản vẽ thành mã máy

 
Đồ gá phay gia công CNC sẽ không hiểu được được định dạng của bản CAD, vì thế bản vẽ được thiết kế ở bước một sẽ được chuyển đổi thành mã máy. Các hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi là G-Code nhằm hướng dẫn cách di chuyển trong không gian 3D. Vì vậy việc chuyển đổi thiết kế mô hình 3D sang G-Code là vô cùng cần thiết để máy phay CNC có thể đọc được.
 

Thiết lập cài đặt máy phay

 
Bước thứ 3 trong quy trình phay gia công là thiết lập máy. Sau khi thiết kế mô hình, chuyển đổi sang mã máy thì người vận hành máy CNC sẽ thiết lập máy phay bằng cách gắn phôi gia công vào bề mặt làm việc của máy phay. Đồ gá kẹp chặt phôi phải đảm bảo kẹp chặt nhất để quá trình phay phôi không bị lệch.
 

Bước vào phay thực tế

 
Quá trình phay thực tế sẽ có những chuyển động như sau:
 
– Dụng cụ phay sẽ di chuyển trên phôi cố định đã được kẹp chặt.
 
– Phôi được đưa vào dụng cụ cắt quay. 
 
– Phôi và dụng cụ cắt chuyển động tương đối với nhau.
 
Đồ gá phay là một phần quan trọng trong gia công đồ gá cũng như gia công cơ khí chính xác. Chúng hỗ trợ giúp tạo ra những khuôn cơ khí, phối cơ khí theo yêu cầu mà khách hàng đã đưa ra. VNPMA là đơn vị chuyên gia công cơ khí chính xác các sản phẩm, chúng tôi đảm bảo về dung sai sản phẩm cũng như tiến độ giao hàng. Liên hệ Hotline: 0977.801.884 để được tư vấn.