Băng tải con lăn là gì? Cấu tạo con lăn băng tải

Băng tải con lăn là sản phẩm vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện nay. Đặc biệt là các ngành sản xuất hàng hóa, việc luân chuyển sản phẩm đến các nơi khác nhau khác nhau trong cùng một xưởng có diện tích lớn. Vậy băng tải con lăn là gì? Những ứng dụng của sản phẩm trong đời sống hiện nay là gì?
 

Băng tải con lăn là gì?

băng tải con lăn

 
Băng tải con lăn là băng tải sử dụng các con lăn có kích thước bằng nhau để vận chuyển hàng hóa. Sản phẩm băng tải con lăn thường được lắp đặt và sử dụng trong các kho hàng hóa hoặc các xưởng sản xuất có quy mô vừa và lớn.
 
Băng tải dạng con lăn thường có tính linh hoạt vô cùng cao, hệ thống sản phẩm có bộ chuyển hướng và điểm dừng. Chúng được sử dụng như là một phần của hệ thống băng tải chuyển hàng hoặc là hệ thống tự động hóa.
 
Con lăn băng tải có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: thép, nhựa, thép không gỉ… Chất liệu làm băng tải cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm của băng tải con lăn. Vì thế quý khách hàng có thể yêu cầu vật liệu con lăn để phù hợp với tài chính mong muốn ban đầu.
 
Băng tải con lăn là một sản phẩm vô cùng cần thiết đối với mọi ngành công nghiệp hiện nay. Chúng giúp quá trình di chuyển hàng từ nơi này đến nơi kia được nhanh chóng hơn mà không bị mất sức ngời.
 

Lịch sử sản phẩm băng tải con lăn

 
Năm 1908 những chiếc băng tải con lăn đầu tiên được thiết kế bởi Hymne Goddard và Henry Ford là người đã phát triển nó và ứng dụng trong nhà máy sản xuất ô tô. 
 

Cấu tạo con lăn băng tải 

cấu tạo băng tải con lăn

Chiều rộng của sản phẩm băng tải con lăn được thiết kế theo chỉ định của khách hàng. Bán kính quay trong tiêu chuẩn trung bình của con lăn là 300, 600, 900, 1200mm. Và một số những thông số kỹ thuật khác cũng được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Điều này nhằm đảm bảo quá trình vận hành hàng hóa đúng với mục đích sử dụng của khách hàng nhất.
 
– Bán kính con lăn: Bán kính trung bình của các con lăn thẳng là 38, 50, 60, 76, 89mm…
 
– Chất liệu khung băng tải: Thép Carbon bọc nhựa, thép không gỉ, nhôm định hình.
 
– Chế độ năng lượng: Truyền động cơ giảm tốc, truyền động trống điện…
 
– Chế độ truyền: Có đĩa xích đơn và địa xích đôi. Đai chữ O và đai truyền ma sát phẳng, đai đồng bộ và đai chữ…
 
– Chế độ điều chỉnh tốc độ: Bằng tải có thể điều chỉnh tốc độ chuyển đổi tần số, thay đổi tốc độ vô cấp…
 
– Tốc độ truyền tối đa: Tối đa là 180m/phút.
 
– Dây đai đồng bộ: Dựa theo chất liệu của dây lõi dây đai đồng bộ.  Chất liệu dây thép, sợi thủy tinh, nylon…
 
– Đai O: Đơn vị tối đa đạt 30kg.
 
– Các tính năng của thiết bị băng tải con lăn: Dễ dàng kết nối và chuyển đổi giữa các băng tải con lăn với 
nhau. Nhiều đường con lăn và thiết bị vận chuyển khác hoặc các mặt phẳng đặc biệt khác có thể được sử dụng để tạo ra một hệ thống vận chuyển chuyển hướng và hợp lưu.
 

Đặc điểm kỹ thuật sử dụng của băng tải con lăn

 
Các con lăn khi hoạt động theo chuyển động xoay tròn quanh trục và khi các con lăn cùng hoạt động sẽ có tình trạng ma sát và sinh nhiệt, nhiệt độ đối với các con lăn làm bằng các chất liệu thép có thể lên đến 65 độ C và chúng thường không vượt quá 100 độ C. Vì thế khi hoạt động những vấn đề về bôi trơn và làm mát hệ thống con lăn luôn được quan tâm hàng đầu.
 
Tuy nhiên đối với những ứng dụng có thể sinh nhiệt cao hơn thì tải băng tải thương sẽ được đặt cách xa nhau và di chuyển nhanh chóng để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt lên các con lăn, và đối với những nhà sản xuất băng tải con lăn chuyên nghiệp thường sẽ có hệ thống làm mát con lăn.
 
Khả năng chịu tải của hệ thống băng tải phụ thuộc vào chiều rộng của trống và một số những công thức kiểm tra thực nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của một số nhà sản xuất băng tải uy tín thì chiều rộng của băng tải càng hẹp thì khả năng chịu tải càng lớn, và chiều rộng càng lớn thì ngược lại là khả năng chịu tải sẽ kém đi. 
 
Việc người sử dụng không theo hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất về trọng lượng, sử dụng những hàng quá nặng so với khả năng chịu tải tối đa của sản phẩm thì các con lăn sẽ bị biến dạng. Đồng thời các trục khung và giá đỡ cũng bị biến dạng theo và làm hỏng toàn bộ dây chuyền băng tải.
 

Thiết kế băng tải con lăn theo yêu cầu

Các sản phẩm băng tải con lăn thường được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Bởi mỗi một ngành nghề sản xuất sẽ có những đặc trưng riêng biệt về hàng hóa, sản phẩm. Vì thế đơn vị sản xuất băng tải con lăn cần phải tìm hiểu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng để hoàn thiện được hệ thống băng chuyền hoạt động ổn định và đúng với mục đích nhất. Dưới đây là một số những thông tin kỹ thuật mà khách hàng nên cung cấp cho đơn vị sản xuất băng tải để chúng tôi có thể thiết kế và lắp ráp dây chuyền.
 

Thông số kỹ thuật yêu cầu:

 
– Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của sản phẩm cần vận chuyển.
 
– Khối lượng của sản phẩm cần vận chuyển
 
– Tình trạng mặt đáy của sản phẩm cần vận chuyển
 
– Môi trường làm việc có yêu cầu gì đặc biệt không (Độ ẩm, nhiệt độ, hóa chất…)
 
– Băng tải hoạt động theo hình thức cấp nguồn hay động cơ.
 

Lưu ý khi sản xuất hệ thống băng tải con lăn

 
Để băng tải hoạt động ổn định và đảm bảo hàng hóa được luân chuyển trên hệ thống được trơn tru thì trên hệ thống ít nhất phải có 3 con lăn phải tiếp xúc được với sản phẩm. Dưới đây là những lưu ý khi sản xuất hệ thống băng tải con lăn:
 
– Lựa chọn chiều dài của trống để phù hợp với mục đích vận chuyển: Các sản phẩm hàng hóa thường sẽ có những chiều rộng khác nhau. Vì vậy nên chọn những con lăn có chiều rộng phù hợp nhất.
 
– Lựa chọn độ dày thành và đường kính trục: Điều này liên quan đến khả năng chịu tải của hệ thống băng tải. Sản phẩm có khối lượng càng nặng thì độ dày của thành và đường kính trục cũng cần phải tính toán để tăng cường khả năng chịu lực tốt nhất.
 
– Vật liệu con lăn và xử lý bề mặt: Tùy thuộc vào môi trường và sản phẩm di chuyển trên băng tải mà lựa chọn vật liệu con lăn. Vật liệu của con lăn thường có thép mạ kẽm nhúng nóng, thép không gỉ hoặc cao su.
 
– Phương pháp lắp đặt con lăn: Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà có nhiều cách lắp đặt con lăn. Như lắp đặt con lăn loại ép lò xo, loại phẳng, loại chốt xuyên trục, loại trục răng bên trong…
 

Những ứng dụng đặc trưng của băng tải con lăn

Băng tải thích hợp để vận chuyển các vật liệu như hộp, túi và một số những mặt hàng khác. Đặc trưng của những sản phẩm di chuyển trên băng tải con lăn là vật liệu rời, các sản phẩm có kích thước nhỏ và những sản phẩm có đáy phẳng. Tuy nhiên cũng có những dây chuyền băng tải có khả năng chịu lực tốt còn chuyển được những mảnh vật liệu có kích thước lớn hoặc trọng lượng lớn. 
 
– Dây chuyền băng tải con lăn phù hợp để sản xuất những vật liệu rời, các mặt hàng nhỏ, các loại hộp túi…Những mặt hàng không thường xuyên sử dụng pallet
 
– Vận chuyển những mảnh vật liệu nặng hoặc có khối lượng lớn. Thường là dây chuyền sản xuất ô tô và phụ tùng công nghiệp cỡ lớn và cỡ vừa.
 
– Tùy thuộc vào kết cấu khác nhau và hướng chuyển động mà băng tải con lăn được chia thành hai dòng chính là: băng tải con lăn trợ lực và dòng bằng tải con lăn không trợ lực. Còn tùy thuộc vào bố trí thì có thể chia thành con lăn băng tải ngang, con lăn băng tải nghiêng hoặc quay dòng băng tải con lăn. Và những những thiết kế này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
 
Hệ thống băng chuyền con lăn có thể được ghép nối vào với nhau để tạo ra một băng chuyền dài nhất và con lăn dễ dàng di chuyển hàng nhất.
 
Đối với những nhà xưởng cần những băng chuyền dài hơn có thể đặt thêm nhiều đường con lăn và băng chuyền khác để tạo nên một hệ thống di chuyển và phân phối khác nhau để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra đơn giản hơn.
 
Băng tải con lăn có cấu tạo tương đối đơn giản, cấu trúc đơn giản, sản phẩm có độ chính xác cao, quá trình vận hành diễn ra nhẹ nhàng và có độ tin cậy cao. Dây chuyền có khả năng truyền tải lớn, tốc độ truyền nhanh chóng.
 

Quy tắc vận hành băng tải con lăn

bang tai con lan

Băng tải con lăn có những quy tắc vận hành để đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống băng tải. Dưới đây là những quy tắc vận hành để đảm bảo an toàn băng tải:
 
– Lắp đặt hệ thống băng tải bắt buộc phải trên một nền cố định và phải đảm bảo quy tắc lắp đặt ban đầu của nhà sản xuất. Cần phải kiểm tra lại kỹ một lượt trước khi băng tải đi vào hoạt động, bánh xe phải được chêm bằng gỗ hoặc hãm phanh. Nên bố trí một lối đi ở giữa các băng tải và đường băng tải với tường.
 
– Cần phải kiểm tra các bộ phận vận hành lắp đặt, các khóa, thiết bị ổ trục có ổn định hay không, các thiết bị bảo vệ đi kèm đã đủ chưa trước khi băng tải con lăn đi vào hoạt động. 
 
– Trước khi để hàng lên băng tải nên để băng tải hoạt động không tải một vòng để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra ổn định nhất.
 
– Nghiêm cấm người hoặc động vật sống di chuyển trên băng tải.
 
– Trước khi dừng hoạt động phải dừng cấp liệu và chỉ có thể dừng máy sau khi đã xả hết nguyên liệu di chuyển trên băng tải.
 
Công ty TNHH Cơ Khí Chính Xác Và Tự Động Hóa Việt Nam là đơn vị uy tín hàng đầu trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm băng tải và đặc biệt là sản phẩm băng tải con lăn. Với đội ngũ đội sư trẻ đầy kinh nghiệm, am hiểu quá trình hoạt động cũng như nguyên lý làm việc của hệ thống băng truyền con lăn.
 
Ngoài ra chúng tôi còn có đội ngũ thợ lắp đặt lành nghiệm có kinh nghiệm lắp đặt các sản phẩm băng tải tận xưởng. Đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng và tốt nhất. Liên hệ đến Hotline: 0977.801.884 của PMA ngay để được tư vấn miễn phí về các sản phẩm băng tải con lăn.